Kích thước chuẩn các khổ giấy A0, A1, A2, A3, A4, A5, A6, A7
Trong ngành in ấn cũng như trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại giấy khác nhau, có thể chia thành các loại A, B, C, trong đó các loại giấy hàng A thường được sử dụng phổ biến hơn, kích thước của dòng này cũng khá đa dạng có thể phù hợp cho nhiều nhu cầu in ấn khác nhau, cơ bản thì loại giấy này được chia từ A0 đến A5. Nếu bạn còn chưa biết chính xác về kích thước của các loại giấy này thì có thể tham khảo những thông tin ngay dưới đây.
<a href=”https://whanjeab666.com/”> สล็อตออนไลน์ </a>
Tại sao cần biết kích thước khổ giấy?
Trước khi bắt đầu tìm hiểu chính xác về kích thước của từng khổ giấy, bạn cũng nên hiểu vì sao mình cần hiểu đúng và chính xác nhất về kích thước của các khổ giấy. Trong đó bao gồm:
Để phục vụ cho nhiều nhu cầu sử dụng khác nhau mà các loại giấy hiện nay có rất nhiều kích thước, mỗi khổ lại có chiều dài x chiều rộng khác nhau nên bạn cần nắm rõ kích thước của từng loại để chọn đúng loại giấy mình cần.
Với một khổ giấy có kích thước vừa đủ theo bản thiết kế thì việc trình bày nội dung, hình ảnh trên đó sẽ giúp sản phẩm của bạn thẩm mỹ hơn.
Đồng thời nếu sử dụng loại giấy có kích thước đúng với nhu cầu đặt ra, bạn cũng sẽ tiết kiệm khá nhiều thời gian in ấn cũng như tiết kiệm được phần giấy dư (sau khi in thường cắt bỏ), cũng tránh được tình trạng giấy không đủ kích thước để in hết bản thiết kế. Chọn đúng loại, khổ giấy sẽ giúp bạn chọn đúng máy in và in nhanh hơn, hiệu quả hơn.
Tiêu chuẩn chung về kích thước khổ giấy
Tiếp theo là tiêu chuẩn về kích thước dành cho các khổ giấy hiện nay, trong đó thì tiêu chuẩn chung cho các loại giấy hiện nay là EN ISO 216, có nguồn gốc từ chuẩn DIN 476, đây là tiêu chuẩn được công bố bởi việc tiêu chuẩn Đức vào năm 1992, tuy nhiên thì cho đến hiện nay đây vẫn là tiêu chuẩn chung cho cả thế giới.
Trong đó, các loại giấy dòng A được thiết kế theo hình chữ nhật, theo tiêu chuẩn ISO này thì các tính được dựa trên cách tính căn bậc hai chiều dài của chiều rộng, hoặc bạn cũng có thể tính dựa trên tỉ lệ 1: 1.4142. Khổ giấy lớn nhất là A0 và kích thước tiêu chuẩn là 1m2, từ đó có thể tính được chiều dài x chiều rộng của khổ giấy này là 1189 x 841 mm.
Sau đó là các khổ giấy từ A2 đến A5, kích thước được xác định lùi (khổ A0 là lớn nhất), các khổ giấy sau được tính bằng diện tích bằng 1/2 diện tích của khổ giấy trước đó, để có khổ giấy sau thì người ta thường cắt khổ giấy trước theo đường song song của cạnh ngắn, nếu so với loại giấy B hay C thì cách làm này khá đơn giản.
STT |
TÊN KHỔ GIẤY |
KÍCH THƯỚC MM |
KÍCH THƯỚC INCHES |
1 |
A0 |
841 x 1189 |
33,1 x 46,8 |
2 |
A1 |
594 x 841 |
23,4 x 33,1 |
3 |
A2 |
420 x 594 |
16,5 x 23,4 |
4 |
A3 |
297 x 420 |
11,69 x 16,54 |
5 |
A4 |
210 x 297 |
8,27 x 11,69 |
6 |
A5 |
148 x 210 |
5,83 x 8,27 |
7 |
A6 |
105 x 148 |
4,1 x 5,8 |
8 |
A7 |
75 x 105 |
2,9 x 4,1 |
9 |
A8 |
52 x 74 |
2,0 x 2,9 |
10 |
A9 |
37 x 52 |
1,5 x 2,0 |
11 |
A10 |
26 x 37 |
1,0 x 1,5 |
12 |
A11 |
18 x 26 |
|
13 |
A12 |
13 x 18 |
|
14 |
A13 |
9 x 13 |
|
Tham khảo: In offset là gì?
Kích thước khổ giấy A0, A1, A2, A3, A4, A5 chuẩn
Sự phổ biến của khổ giấy loại A là điều có thể dễ dàng nhận thấy, các giấy loại B và C cũng được sử dụng tuy nhiên không phổ biến như chuẩn loại A. Trong loại giấy dòng A thì có A0, A1, S2, A3, A4 và A5, bạn có thể dễ dàng tìm mua được. Theo tiêu chuẩn và các tính kích thước ở trên thì có thể thấy là chiều rộng của khổ giấy này sẽ là chiều dài của khổ giấy sau liền kề với nó.
Kích thước khổ giấy A0
Khổ giấy A0 là khổ lớn nhất hiện nay, có kích thước là 841 x 1189 mm (chiều rộng x chiều dài), kích thước lớn nên khổ giấy A0 thường được sử dụng cho các bản vẽ thiết kế công trình hay các bản thiết kế đồ họa phức tạp,…
Ngoài ra thì khổ giấy A0 còn có thể dùng làm bookmark, postcard, các loại thiệp handmade hay báo tường,… Một số họa sĩ cũng sử dụng giấy A0 để vẽ tranh nghệ thuật và tranh trưng bày.
Kích thước khổ giấy A1
Tiếp sau khổ giấy A0 là A1, kích thước chiều rộng x chiều dài của khổ A1 là 594 x 841 mm, kích thước chỉ bằng 1/2 của khổ A0 nhưng loại A1 lại không được sử dụng phổ biến như A0.
Kích thước khổ giấy A2
Kế tiếp là khổ giấy A2 có kích thước chiều rộng x chiều dài là 420 x 594 mm, nếu gộp 2 tờ A2 lại thì bạn sẽ có kích thước của 1 tờ A1 và với 4 tờ A2 sẽ bằng kích thước của khổ giấy A0.
Kích thước khổ giấy A3
Kích thước tiêu chuẩn của khổ giấy A3 là 297 x 420 mm cho chiều rộng x chiều dài, đây là loại giấy được sử dụng rất nhiều trong lĩnh vực in ấn hiện nay, các trường hợp cần in thông tin nhiều hoặc bảng thiết kế tương đối lớn, khổ giấy A4 không thể chứa hết thì A3 là giải pháp thay thế tốt nhất.
Kích thước khổ giấy A4
Loại giấy phổ biến nhất chắc chắn là A4, với kích thước tiêu chuẩn là chiều rộng x chiều dài: 210 x 297 mm, cỡ giấy A4 được sử dụng rộng rãi trong văn phòng cũng như nhiều lĩnh vực khác, các tài liệu thông thường sẽ được in trên khổ giấy A4.
Kích thước khổ giấy A5
Ngoài ra thì còn có khổ giấy loại A5, cũng được sử dụng khá phổ biến, kích thước chỉ bằng 1/2 khổ A4 nên chắc chắn A5 chỉ sử dụng để in những văn bản nhỏ, thường thấy nhất là photocopy chứng minh nhân dân (căn cước công dân) hoặc in các loại tờ rơi, kích thước chuẩn của khổ giấy A5 là 148 x 210 mm.
Kích thước khổ giấy A6 VÀ A7
Ngoài 5 khổ giấy phổ biến trên thì còn có giấy A6 (kích thước (184 x 105 mm) và giấy A7 (kích thước 74 x 105 mm) khá nhỏ cho nhu cầu sử dụng phổ thông.
Bài viết liên quan
Là một nhà thiết kế, bạn biết phông chữ là một phần không thể thiếu trong bất kỳ thiết kế đồ họa nào. Họ có thể thiết lập giai điệu và tâm trạng của một thiết kế, đồng thời chuyển đổi một thông điệp hoặc cảm giác nhất định. Chọn đúng phông chữ là điều cần thiết […]
Xem thêm
In offset là gì? Tại sao nên chọn kỹ thuật in offset ? Kỹ thuật in offset là gì? Nếu bạn chưa biết rõ về kỹ thuật in hiện đại này thì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về nó. In offset là kỹ thuật được sử dụng khá phổ biến cho các nhu cầu in ấn […]
Xem thêm
In flexo (gọi đầy đủ là Flexography) là kỹ thuật in sử dụng bản in nổi để in trực tiếp, đây có thể xem là một phiên bản hiện đại hơn của công nghệ in dập chữ. Với kỹ thuật flexo thì quý khách có thể in trên mọi bề mặt như nhựa, màng kim loại, giấy […]
Xem thêm